Giáo trình Microsoft Excel 2003 SSDG - Link Mediafire




Giáo trình Microsoft Excel 2003 – SSDG

Microsoft Excel, còn được gọi theo tên đầy đủ Microsoft Office Excel, là chương trình xử lý bảng tính nằm trong bộ Microsoft Office của hãng phần mềm Microsoft. Cũng như các chương trình bảng tính Lotus 1-2-3, Quattro Pro… bảng tính của Excel cũng bao gồm nhiều ô được tạo bởi các dòng và [...]

Microsoft Excel, còn được gọi theo tên đầy đủ Microsoft Office Excel, là chương trình xử lý bảng tính nằm trong bộ Microsoft Office của hãng phần mềm Microsoft. Cũng như các chương trình bảng tính Lotus 1-2-3, Quattro Pro… bảng tính của Excel cũng bao gồm nhiều ô được tạo bởi các dòng và cột, việc nhập dữ liệu và lập công thức tính toán cũng tương tự.


Giáo trình với 12 chương với 46 bài học, 40 bài tập cơ bản, nâng cao, mở rộng và phần kiểm tra kiến thức lưu ý cần biết bao gồm:

Chương 1: Tổng quan về Excel (5 Bài học)
Chương 2: Các khái niệm cơ bản (4 Bài học)
Chương 3: Xử lư dữ liệu trong bảng tính (4 Bài học)
Chương 4: Giới thiệu và cách sử dụng các hàm trong Excel (6 Bài học)
Chương 5: Khai thác cơ sở dữ liệu (8 Bài học)
Chương 6: Định dạng trang và in bảng tính (5 Bài học)
Chương 7: Đồ thị trong Microsoft Excel (4 Bài học)
Chương 8: Làm việc với nhiều bảng tính (5 Bài học)
Chương 9: Làm việc với Macro, Template và phím tắt thông dụng (5 Bài học)
Phần bài tập và kiểm tra kiến thức:
Chương 10: Bài tập cơ bản (20 Bài tập)
Chương 11: Bài tập nâng cao (10 Bài tập) và Bài tập mở rộng (10 Bài tập)
Chương 12: Kiểm tra kiến thức và một số lưu ý
Phần thư giãn.

Bản quyền thuộc về SSDG – Nhóm Phát Triển Phần Mềm Sinh Viên Học Sinh. Nếu có điều kiện, bạn hãy mua phần mềm có bản quyền.


Link download - Mediafire

Chăm sóc khách hàng sau khi họ đã mua hàng

Thoạt nghe điều này tưởng chừng đơn giản, nhưng tôi đố bạn rằng bạn đã đi được bao xa trong việc hiểu biết khách hàng của bạn sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn như thế nào trong bối cảnh thực tế và hàng ngày. Họ sử dụng chúng như thế nào trong môi trường làm việc của họ?

"Hiểu sản phẩm của bạn đựơc sử dụng như thế nào để bạn có thể hiểu được cách bán nó hiệu quả nhất."

Trong hầu hết các trường hợp,, người sử dụng cuối cùng không phải là người mua hàng. Người mua máy fax hoặc máy tính lại thường không phải là người sử dụng chúng hàng ngày. Người sử dụng cuối cùng sẽ là người đưa bạn đến với những thông tin bán hàng quan trọng.

Điều này thật đơn giản. Hãy viếng thăm khách hàng của bạn. Hãy quan sát, hỏi, và lắng nghe.

  • Hãy tới và xem sản phẩm của bạn được sử dụng
  • Hãy hỏi những câu hỏi về điều họ thích và không thích
  • Hãy hỏi họ hài lòng điều gì nhất
  • Hãy hỏi điều gì họ không hài lòng nhất
  • Hãy hỏi về những điều họ muốn thay đổi và họ thay đổi nó như thế nào
  • Hãy hỏi về dịch vụ họ nhận được sau bán hàng
  • Hãy quan sát sự vận hành
  • Hãy hỏi liệu họ sẽ mua sản phẩm đó
  • Hãy hỏi liệu họ có giới thiệu chúng với 1 doanh nghiệp khác
  • Hãy ghi lại hoặc ghi âm lại tất cả những gì họ nói
Hình minh họa

Quan sát sản phẩm của bạn trong quá trình họat động và hỏi về việc sử dụng chúng mang đến một cách nhìn mới (và hiệu quả) về cách bạn bán những sản phẩm đó.

  • Đó là sự hiểu biết của khách hàng ở mức độ cao nhất
  • Đó là sự hiểu biết về sản phẩm không hệ thống đào tạo nào trong nhà máy có thể cung cấp.
  • Đó là cơ hội tốt nhất (và ít được sử dụng nhất) để có được sự hiểu biết về những nhu cầu thật sự của khách hàng.
  • Đó là cơ hội để nhận biết những lợi ích của sản phẩm trong họat động thực tế

Khi chuyến viếng thăm của bạn kết thúc…

  • Hãy lưu giữ tài liệu của bạn về nó
  • Cảm ơn khách hàng vì đã dành thời gian tiếp
  • Báo cáo những thay đổi như là kết quả của chuyến viếng thăm đó

Đưa ra những khuyến nghị Hãy cố gắng đo lường giá trị của 5 lợi ích sau…

1. Bạn đã xây dựng đựơc sự hiểu biết lẫn nhau tuyệt đối
2. Bạn đã được những bước tiến lớn trong quan hệ với khách hàng
3. Đối thủ cạnh tranh sẽ gặp khó khăn hơn trong việc tiếp cận với khách hàng
4. Bạn thu được những hiểu biết vô cùng cần thiết mà sẽ giúp bạn có được nhiều hợp đồng bán hàng hơn
5. Khách hàng của bạn giờ đây sẽ coi bạn như là 1 nhà tư vấn hơn là 1 người bán hàng.

Giờ đây khi bạn gọi điện bán hàng, bạn có thể thảo luận về việc sử dụng sản phẩm trong môi trường làm việc của khách hàng và có những cơ sở thực tế cho chuyên môn của bạn. Bạn có thể đưa ra những câu hỏi làm cho khách hàng nói về việc sử dụng sau khi mua. (“ Nếu ngài mua, ngài sẽ sử dụng như thế nào với sản phẩm mà ngài sử dụng hiện thời ? Kinh nghiệm của tôi cho thấy rằng..”)

Và nếu bạn thực hiện điều này 1 cách hợp lý, nó không chỉ là 1 cơ hội học tập mà còn là 1 cơ hội bán hàng.

Theo kynang.edu.vn

Sáu bí quyết giúp bạn chăm sóc khách hàng tốt nhất


Nhóm thứ nhất:

Nếu bạn nói rằng bạn là một chuyên gia sửa ống nước, khách hàng sẽ mong đợi việc ống nước của họ sẽ được sửa chữa khỏi rò rỉ. Nếu bạn nói rằng bạn là một chuyên viên kế toán, khách hàng sẽ mong đợi bạn có thể giúp họ giải quyết những vấn đề liên quan đến thuế má. Nếu khách hàng mua một đôi ủng mùa đông đắt tiền, họ sẽ mong đợi sản phẩm này giúp họ khỏi lạnh giá, ẩm ướt, đồng thời còn phải hợp thời trang nữa. Một cách tự nhiên, nếu khách hàng mua một đôi ủng rẻ hơn, họ sẽ không mong đợi sản phẩm này có độ bền tốt.

Các khách hàng luôn mong đợi dịch vụ hậu mãi sau bán hàng của bạn thực sự tiện lợi. Nếu đôi ủng mùa đông bị rò rỉ nước ngay trong lần đầu tiên đi ủng, khách hàng sẽ mong đợi cửa hàng có thể đổi cho họ một đôi ủng khác ngay lập tức.

Tuy nhiên, không có yếu tố nào trong những yếu tố kể trên sẽ giúp bạn tạo ra sự trung thành cùa khách hàng cũng như khiến họ nói với những người xung quanh rằng sản phẩm, dịch vụ của bạn tốt đến mức nào. Khách hàng đón nhận những dịch vụ cốt lõi này một cách đương nhiên. Bạn sẽ không thể thấy khách hàng đi khắp mọi nhà và nói rằng đôi ủng mùa đông của tôi không bị rò rỉ.

Hình minh họa

Nhóm thứ hai và cũng là những điểm quan trọng nhất:

Những gì khách hàng thực sự – thực sự – thực sự muốn và qua đó sẽ giúp bạn có được lòng trung thành của họ cũng như sẽ khiến khách hàng nói những điều tuyệt vời nhất về sản phẩm dịch vụ của bạn với mọi người xung quanh, đó là:

1. Sự thân thiện và nồng ấm trong giao tiếp với khách hàng

Khi các khách hàng giao thiệp với bạn mặt đối mặt hay qua điện thoại, họ muốn nhận được những hồi âm, những lời đáp lại một cách nồng ấm. Việc làm này là rất thiết thực. Bản thân bạn cũng như các nhân viên của bạn cần có vẻ mặt và giọng nói thật thân thiện và dễ thương.

(Điều này nghe có vẻ như khá phổ thông và dễ dàng với bạn nhưng hãy nghĩ về những nhân tố này trong lần tới đây khi bạn ở trên cương vị một khách hàng và tự hỏi xem liệu chúng có đang xảy ra với bạn hay không. Sau đó, bạn cũng tự hỏi bản thân rằng liệu các khách hàng của bạn có đang được trải nghiệm những điều tương tự từ bạn và các nhân viên trong công ty hay không).

2. Khách hàng muốn được cảm thấy mình thực sự quan trọng

Họ biết rằng công ty bạn có rất nhiều khách hàng khác nhau nhưng họ chỉ thực sự yêu quí nó nếu bạn khiến họ cảm thấy mình thực sự quan trọng với bạn.

3. Khách hàng muốn được bạn lắng nghe những gì họ nói

Các khách hàng thường có ấn tượng không tốt với những ai chỉ biết giải quyết các lời phàn nàn mà không thực sự lắng nghe những gì họ nói. Bạn phải luôn giữ vững và không ngừng trau dồi các kỹ năng lắng nghe của mình. Hãy giữ ánh mắt nhìn thẳng vào người nói và tập trung vào những gì họ đang nói. Hãy giữ một thái độ cởi mở cũng như kiềm chế những sự thôi thúc khiến bạn cắt ngang lời nói bằng một câu trả lời. Cũng thật sự quan trọng khi cho khách hàng thấy bạn đang chăm chú lắng nghe những gì họ nói.

4. Đôi khi, việc biết tên của khách hàng cũng đem lại lợi thế cho bạn

Xưng tên cá nhân là một trong những âm thanh ngọt ngào nhất mà khách hàng muốn được nghe từ bạn. Việc xưng hô bằng tên riêng trong cuộc nói chuyện với khách hàng sẽ cho thấy bạn nhìn nhận họ với tư cách một cá nhân nói riêng chứ không phải đối tượng khách hàng chung chung, qua đó thể hiện sự tôn trọng của bạn với khách hàng. Tuy nhiên, bạn đừng sử dụng tên riêng của khách hàng một cách quá thường xuyên bởi vì nó có thể khiến khách hàng khó chịu, hãy sử dụng vào lúc đầu và lúc kết thúc cuộc hội thoại.

5. Năng động, linh hoạt

Các khách hàng rất ghét phải nghe từ “Không” hay “Việc này không thể thực hiện được”. Không phải lúc nào bạn cũng có thể nói “Có” với khách hàng hay thực hiện chính xác theo những gì khách hàng muốn, tuy nhiên, sẽ rất quan trọng khi bạn cho thấy sự năng động và linh hoạt nhất có thể. Hãy nói với khách hàng về những gì bạn có thể thực hiện – chứ không phải những gì bạn không thể thực hiện.

6. Hậu mãi

Khi những vướng mắc hay hỏng hóc phát sinh, khách hàng muốn nhanh chóng được bạn giúp đỡ để giải quyết vấn đề của họ. Khách hàng không muốn nghe những lời xin lỗi, những lời tra hỏi xem ai phải chịu trách nhiệm, tại sao hỏng hóc xảy ra, họ chỉ muốn được sửa chữa nó thật nhanh.

Các khách hàng thường xuyên phán quyết chất lượng sản phẩm dịch vụ của bạn dựa trên cách mà bạn hậu mãi. Họ thậm chí sẽ bỏ qua những lỗi lầm, thiếu sót của bạn nếu bạn có dịch vụ hậu mãi tốt. Bạn đừng e ngại khi những vướng mắc hay hỏng hóc phát sinh, đó thường là những cơ hội lớn để bạn cho khách hàng thấy dịch vụ chăm sóc khách hàng của bạn tốt đến mức nào.

Nhìn chung, các khách hàng chỉ muốn cảm thấy mọi việc diễn ra suôn sẻ. Sau khi giao dịch với bạn hay với một nhân viên trong công ty của bạn, khách hàng muốn cảm nhận thấy một điều gì đó tốt đẹp hơn so với những gì họ có trước đây. Nếu bạn so thể tạo ra được cảm giác đó, bạn đang đi đúng hướng trên con đường đem lại cho khách hàng những gì họ thực sự mong muốn.

Theo kynang.edu.vn

5 lời khuyên để thành công trong kinh doanh




Kỹ năng dành cho bạn trẻ:
Bạn nuôi ước mơ sẽ trở thành một doanh nghiệp thành công? Bạn đang “tập tành” bước vào thương trường?



Sau đây là những lời khuyên sẽ giúp bạn có được nền tảng tốt trong kinh doanh, tạo bước đến với thành công.

1. Trước khi làm việc gì phải suy xét kỹ. Điều đầu tiên mà những nhà doanh nghiệp thành công là trước khi bắt đầu việc kinh doanh của họ, họ sẽ nghiên cứu vấn đề ở tầm nhìn xa trông rộng, để chắc chắn những gì họ hiểu về thương trường, đối thủ, và những gì họ có thể gặp.
Họ biết rằng họ không thể tạo ra một dịch vụ một cách hiệu quả nếu không biết những khả năng nào họ nổi trội hơn và những cơ hội nào giúp họ thành công. Họ tạo những kế hoạch kinh doanh, tạo những mục tiêu và làm tất cả những công việc “nền” cần thiết trước khi “lao” vào.

2. Bạn có thể làm ra tiền bằng cách làm việc… không công. Một số nhà kinh doanh đạt được thành công như ngày nay một phần cũng nhờ vào sự tham gia tình nguyện những dự án trong cộng đồng. Điều này sẽ giúp họ có cơ hội tăng thêm những kinh nghiệm, có những mối quan hệ và bắt đầu tham gia những tiến trình làm việc hệ thống quan trọng.


3. Một cơ hội tốt có thể đến bất cứ lúc nào và bất cứ nơi nào. Thỉnh thoảng những cơ hội “tự trình diện” khi sự trông đợi của chúng ta không còn hy vọng! Những nhà kinh doanh thành công học cách giữ đôi mắt và đôi tai của họ mở to, để chào đón những cơ hội đến bất cứ lúc nào. Bạn chưa từng biết từ nơi nào công việc kinh doanh sẽ đến.
“Chìa khóa” là luôn luôn gieo những hạt giống. Bạn chưa từng biết chúng sẽ phát triển như thế nào, nhưng nhiều hơn khi bạn “phơi” chúng ra ngoài. Điều này nghĩa là hãy sẵn sàng nói về công việc kinh doanh bất cứ khi nào và ở bất cứ nơi đâu.

4. Từ công việc kinh doanh nhỏ có thể dẫn đến công việc kinh doanh lớn. Thỉnh thoảng những chủ doanh nghiệp dùng tất cả thời gian để tìm kiếm một con cá lớn và không đếm xỉa gì đến những cơ hội nhỏ. Robyn Frankel, sở hữu một công ty P.R ở St. Louis, vừa học được rằng – những khách hàng với một công việc nhỏ có thể bắt đầu đem đến những cơ hội lớn. Bởi vậy, Frankel tham gia trong những dự án ngay cả khi chúng không có gì lớn lao cả, hoàn tất những dự án đó với sự tinh tường, và sau đó, sự nhiệt tình đã biến những cơ hội “con tép” ấy thành những “con tôm”!

5. Sự đam mê là quan trọng. Không có gì bí mật để trở thành một nhà kinh doanh thành công là làm việc vất vả. Bạn cần phải yêu những gì bạn làm. Sự bắt đầu công việc kinh doanh của bạn có thể là một năng khiếu, nhưng bạn phải lao động cật lực bằng tất cả niềm đam mê, để có những cơ hội thỏa mãn ước mơ nghề nghiệp trong nền tảng công việc hàng ngày.

Theo www.kynang.edu.vn

Tài Liệu: 23 Kỹ Năng Quản Lý



1. Quản lý thời gian, 36 trang.
2. Quản trị sự thay đổi, 36 trang.
3. Kỹ năng lập kế hoạch, 39 trang.
4. Kỹ năng kiểm tra, 29 trang.
5. Kỹ năng đào tạo và huấn luyện nhân viên, 27 trang.
6. Kỹ năng giao tiếp, 44 trang.
7. Kỹ năng set up và quản lý quy trình – MBP, 101 trang.
8. Kỹ năng quản lý theo mục tiêu – MBO, 33 trang.
9. Kỹ năng quản lý và kiểm soát hồ sơ hiệu quả, 46 trang.
10. Kỹ năng tuyển dụng, 41 trang.
11. Kỹ năng làm việc nhóm, 72 trang.
12. Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định, 60 trang.
13. Kỹ năng đánh giá thực hiện công việc, 42 trang.
14. Kỹ năng động viên nhân viên, 35 trang.
15. Kỹ năng tổ chức và điều khiển hội họp, 32 trang.
16. Kỹ năng giải quyết xung đột, 27 trang.
17. Kỹ năng giao việc ủy quyền, 35 trang.
18. Kỹ năng lãnh đạo theo tình huống, 36 trang.
19. Kỹ năng thuyết phục, 33 trang.
20. Kỹ năng xây dựng và thực hiện 5S, 106 trang.
21. Kỹ năng hoạch định chiến lược, 113 trang.
22. Kỹ năng tổ chức công việc, 44 trang.
23. Kỹ năng quản trị thông tin, 52 trang.


10 cách nâng cấp kỹ năng quản lý

Trong giới doanh nghiệp hiện nay, những người lãnh đạo được đánh giá thông qua thành tích của nhóm, phòng, ban mà họ đang quản lý. Do vậy, nếu nhóm của bạn chưa phản ánh được đúng như yêu cầu cấp trên đề ra thì cần phải xem xét lại cách quản lý của bạn.

Sau đây là 10 lời khuyên để giúp bạn hoàn thiện kĩ năng quản lý.

1.Thay đổi phong cách quản lý của bạn: Mỗi một nhà quản trị có một phong cách quản lý riêng và mỗi một người lao động có cách chịu sự quản lý riêng. Dường như việc thay đổi kĩ năng mỗi khi tương tác với một nhân viên riêng biệt là rất khó khăn, nhưng hãy chú ý đến động cơ chính là có thể giúp bạn tối đa hóa hiệu quả của mỗi thành viên trong nhóm.

2. Biết cách lắng nghe. Một nhà quản lý thành công biết lắng nghe nhân viên nói và hành động. Đừng nói rằng cánh cửa của bạn luôn rộng mở và sau đó thì chẳng bao giờ hành động theo những gì nhân viên mang đến cho bạn. Hãy cho họ thấy rằng bạn là người họ có thể tin tưởng bằng cách lắng nghe mối quan tâm hay những đề nghị của họ và chứng tỏ rằng bạn quan tâm đến những điều đó.

3. Lãnh đạo bằng cách làm gương. Hãy đảm bảo rằng bạn đang hành động theo cách bạn muốn nhân viên của mình hành động. Bạn muốn hành động giống như một hình mẫu mà công ty mong đợi ở một nhân viên ưu tú, hãy chắc chắn rằng bạn mang lại đúng những rung cảm để khuyến khích nhân viên tiếp bước theo bạn.


4. Đừng bao giờ tỏ ra thiên vị. Kết bạn trong công việc là một điều hết sức tự nhiên, nhưng hãy cẩn thận về việc kết thân với một trong những nhân viên của mình bởi vì điều đó mang lại cho những nhân viên khác cảm giác bạn đang thiên vị, ngay cả khi bạn không nghĩ mình như vậy. Đối xử công bằng với tất cả nhân viên của mình và giới hạn số lượng các mối quan hệ cá nhân. Đừng để cho sở thích cá nhân ảnh hưởng đến việc quản lý một cách công bằng.

5. Không ngừng học hỏi. Một nhà quản trị giỏi luôn muốn tự hoàn thiện không ngưng nghỉ. Đọc sách, viết nhật kí và viết báo cáo đúc rút kinh nghiệm về công tác quản lý, tham gia các hội nghị, hội thảo nâng nhằm nâng cao kĩ năng bản thân. Quản lý chính là những kĩ năng được học hỏi, tích lũy.

6. Giúp nhân viên thành công. Có ít người thích thú làm cùng 1 công việc trong suốt 50 năm. Hãy giúp đỡ nhân viên của mình bằng cách thăng chức và tiến cử họ vào các vị trí khác nhau trong công ty. Phải thông suốt rằng bạn ở đó để giúp họ tìm được công việc phù hợp nhất , thậm chí ngay cả khi nó không thuộc bộ phận của bạn.

7. Tuyển dụng những người thông minh hơn bạn. Đừng để tính tự phụ ngăn cản bạn; nhiệm vụ của bạn là tuyển dụng những người thông minh, những người có thể hoàn thành công việc của họ tốt hơn mong đợi. Bao bọc bản thân bởi những người thông minh chỉ khiến tăng vị thế của bạn mà thôi.

8. Bao quát mọi việc. Những nhà quản lý ẩn mình sau những cánh cửa đóng kín sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội tương tác với nhóm của họ và cũng thật sự xa lạ với không khí chung của văn phòng. Đừng trở thành một trong số họ. Hãy dành thời gian cho nhân viên của bạn hàng ngày, biết những gì đang diễn ra, do đó bạn có thể tránh những rắc rối đã có dấu hiệu báo trước.

9. Tạo dựng lòng tin. Hãy là một người sếp biết giữ lời; khi bạn nói bạn sẽ làm điều gì đó, hãy thực hiện nó. Điều này khiến nhân viên bạn hiểu rằng bạn là người có thể tin cậy được, và điều đó khuyến khích nhân viện bạn cố gắng hết sức vì bạn.

10. Hãy biết rằng bạn sẽ không bao giờ đạt đến “đích”. Ngọn núi quản lý không hề có đỉnh. Bạn không bao giờ trở thành một nhà quản trị lý tưởng; chỉ đơn giản là bạn cần tiếp tục hoàn thiện từng ngày. Bằng cách khiêm tốn và tiếp tục làm việc để phát triển khả năng bản thân, bạn sẽ nhận ra rằng kĩ năng quản lý của bạn liên tục được hoàn thiện. Nhận những lời khuyên từ sếp của bạn về phương pháp nâng cao kĩ năng, không ngừng tìm kiếm “vùng đất” cần khai phá.


Hoàng Nga
Theo USNew

Chùm ảnh Bảo Vy lúc 8 và 9 tháng tuổi


Những hình ảnh này chụp hồi tháng 7 và tháng 8 năm 2012, những hũ kẹo múc bên dưới là bà nội gửi xuống cho Bảo Vy. Mới còn nhỏ mà thích nghe nhạc rồi, đeo headphone nghe nhạc rồi ngủ say luôn.























Chùm Ảnh Bảo Vy lúc 8 tháng tuổi ở Công Viên Tao Đàn

Chùm ảnh Bảo Vy tại công viên Tao Đàn cùng Ba Mẹ
(Tháng 7 năm 2012)